Báo giá nhà màng phơi nông sản
Lượt xem 1419
200.000 VND
180.000 VND
Việc sử dụng màng phủ nhà kính để trồng cây và canh tác nông nghiệp đã không còn xa lạ với nhiều người ,đặc biệt là những ai đang làm trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và cây trồng. Ngoài ứng dụng phổ biến này ra thì màng phủ nhà kính còn được sử dụng để làm sân phơi nông sản cà phê, tiêu che bằng nhà kính. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về Sân phơi nông sản cà phê, tiêu che bằng nhà kính có tốt không thông qua bài viết dưới đây.
Thông thường thì nhiều người sẽ thực hiện việc phơi nông sản cà phê, tiêu,...theo kiểu truyền thống là sử dụng bạt để trải xuống nên đất và phơi. Hoặc thậm chí có thể phơi trực tiếp trên nền sân hoặc nền bê tông, xi măng. Nhưng một số người đã thay đổi kiểu phơi nông sản truyền thống sang kiểu phơi nong sản trong nhà kính với nhiều ưu điểm nổi bật.
Các mô hình phơi nông sản khi gặp khó khăn thời tiết
Màng phim PE polyetylen khổ lớn
Màng phim Pe được sử dụng rất phổ biến trong các nhà kính nông nghiệp nên còn được gọi là màng pe nhà kính. Đối với ứng dụng làm nhà kính phơi nông sản thì màng phủ nhà kính cũng là loại vật tư thường xuyên được sử dụng. Nhờ sở hữu nhiều ưu điểm như giá thành rẻ, gọn nhẹ dễ vận chuyển và thi công,...
Màng nhà kính Pe được đóng thành cuộn bằng máy với các khổ ngang đạng từ 2m2 đến 12m. Độ dày lớp màng thường là 150mic hoặc 200mic với lớp phủ UV trên bề mặt có khả năng ngăn ngừa các tia cực tím có hại có thể ảnh hưởng đến con người cũng như tuổi thọ của lớp màng nhà kính. Chiều dài nguyên cuộn lên đến 100 nên có thể phủ lắp đặt cho các nhà kính có độ dài lớn mà không bị ngắt quãng.
Tấm lợp lấy sáng polycarbonate
Tấm polycarbonate là một vật liệu rất đa dụng khi nó có thể sử dụng cho rất nhiều lĩnh vực khác nhau như xây dựng, thi công quảng cáo, trang trí nội thất, làm vật liệu thay kính, vật liệu chống ồn, chịu lực,...Và trong số đó không thể không kể đến ứng dụng làm nhà kính trong ngành nông nghiệp. Nhà kính làm bằng tấm lợp lấy sáng poly có thể sử dụng cho cả việc trồng trọt lẫn phơi nông sản.
Tấm poly cho khả năng xuyên sáng cao và giữ nhiệt tốt giúp quá trình phơi nông sản thực hiện nhanh chóng và hiệu quả. Loại tấm poly thường dùng để làm nhà phơi nông sản là dạng rỗng ruột với những ưu điểm về giá thành và tính linh hoạt khi thi công, lắp đặt. Nhà kính làm từ tấm poly có khả năng chịu lực tốt, có thể lắp đặt tại những khu vực gió lớn và thường xuyên đối mặt với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Tấm nhựa mica acrylic
Tấm mica được sử dụng chủ yếu trong ngành thiết kế và thi công bảng hiệu quảng cáo. Với tinh linh hoạt cao, dễ thực hiện gia công và lắp đặt cùng với độ xuyên sáng cao nên tấm mica cũng có thể trở thành một vật liệu làm nhà kính để phơi nông sản. Tấm mica có nhiều độ dày khác nhau với sự đa dạng đặc biệt về màu sắc nhưng đối với việc làm nhà kính phơi nông sản thì màu trong suốt của tấm mica là phù hợp hơn cả.
Tấm nhựa mica acrylic có thể chịu lực khá tốt và độ bền cao, tuy nhiên nó có thể bị ố vàng nếu như tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, điều này cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến quá trình phơi nông sản.
tùy vào kết cấu, diện tích và vị trí thi công, chi phí trung bình giao động từ 150.000đ/m2 - 230.000đ/m2 hoàn thiện bàn giao. để được biết thông tin chi tiết các bạn có thể liên hệ: 0932.344.899 - 0326.559.638 để được tư vấn chi tiết
Nhà phơi, sấy hiệu ứng nhà kính hoạt động trong hai chế độ đối lưu khác nhau: Đối lưu tự nhiên vào ban ngày và đối lưu cưỡng bức vào ban đêm hay những ngày mưa, không có nắng.
Kỹ thuật phơi/sấy nông sản bằng nhà kính khí đối lưu là ứng dụng năng lượng mặt trời làm khô vật thể trực tiếp với dòng khí đối lưu. Kỹ thuật này phù hợp áp dụng cho các loại rau quả ăn liền sau khi phơi/sấy.
Theo ThS. Lê Thanh Tùng, công ty cổ phần máy nông nghiệp Santavi (Hai Tấn), hiện nay việc phơi/sấy nông sản, hạt ngũ cốc, trái cây, rau, gia vị… bằng kỹ thuật phơi/sấy hiệu ứng nhà kính đang được nhiều chuyên gia đánh giá tốt, vì chất lượng sản phẩm sau khi sấy cao so với những phương pháp phơi, sấy truyền thống.
Chuối già cũng có thể phơi, sấy khô trong nhà.
Việc quan trọng đầu tiên khi xây dựng hệ thống phơi, sấy nông sản bằng nhà kính khí đối lưu là chọn khu đất để bố trí nhà phơi, sấy. Đó là nơi "đón nắng", không bị cây cối, nhà cửa hay vật kiến trúc khác che nguồn sáng từ mặt trời, có gió trong lành, xa nguồn không khí ô nhiễm (chuồng heo, lò gạch, lò vôi...)
Cấu trúc nhà phơi, sấy thường có hình vòm với khung bằng tuýp hay ống thép không rỉ uốn thành hình parabol, được chôn hoặc đặt trên sàn bê tông (có hoặc không lát nền gạch men, đảm bảo sạch sẽ và chống trượt). Diện tích, chiều dài và rộng của nhà phơi/sấy phụ thuộc vào sản lượng nông sản cần phơi/sấy và năng suất/mẻ, tính theo công nghệ sấy tự nhiên hay có thiết bị hỗ trợ.
Các đòn tay, khung cửa gió ra vào và cửa chính được gắn với khung nhà bằng các đai, ốc chuyên dụng không rỉ sét, bền chắc. Bề mặt mái, hai đầu hồi nhà phơi, sấy được bao phủ kín bằng tấm thu nhiệt polycarbonate. Tấm nhựa chuyên dùng cho nhà phơi, sấy nông sản này có tác dụng thu nhiệt từ ánh nắng mặt trời và giữ nhiệt bên trong nhà phơi, sấy.
Độ bền bảo hành của tấm polycarbonate là 10 năm, trên thực tế có thể sử dụng trên 12 năm. Ngoại trừ cửa chính và các cửa thông khí vào ra (tùy theo thiết kế) có lưới bảo vệ tránh bụi và côn trùng vào nhà phơi/sấy, sự làm kín toàn bộ ngôi nhà phơi/sấy để cách ly với môi trường là cần thiết để đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Nguyên liệu cần phơi/sấy được đặt trên giàn vỉ inox ở độ cao ngang bụng – phù hợp với tư thế người công nhân sắp đặt, đảo trở hay thu gom sản phẩm sau phơi sấy. Với giàn phơi/sấy này, các luồng khí thông thường ở cả hai mặt của vật liệu sấy giúp nông sản khô đều, khô nhanh từ hai mặt, giảm công đoạn đảo trở. - nguồn sT
Xem thêm: Báo giá nhà màng nông nghiệp công nghệ cao năm 2024
Mọi thông tin liên hệ: 0932.344.899 / 0986.102.966
Địa chỉ: Đích Động, Yên Ninh, Yên Định, Thanh Hóa
Website 1: https://greenhousevn.net/
Website 2: https://nhakinhhoaviet.com/